Sự khác nhau giữa Ethereum với Bitcoin

Ethereum ngày càng phổ biến và tăng giá trị nhanh hơn so với Bitcoin và được coi là đối thủ đáng gờm nhất của Bitcoin, vậy sự khác nhau giữa Ethereum với Bitcoin là gì? Ethereum có phải tạo ra để thay thế Bitcoin? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Sự khác nhau giữa Ethereum với Bitcoin
Sự khác nhau giữa Ethereum với Bitcoin

Nói đến tiền ảo hay tiền mã hóa, chắc hẳn bất kỳ ai cũng sẽ nghĩ ngay đến Bitcoin đầu tiên, bởi đây chính là người anh cả của tiền mã hóa, được sinh ra đầu tiên, hiện tại đây cũng là đồng tiền mã hóa lớn nhất, có vốn hóa thị trường lớn nhất (1000 tỷ USD, chiếm 61% vốn hóa của cả thị trường tiền điện tử).

Ai cũng biết, Bitcoin được tạo ra với sứ mệnh trở thành một đồng tiền thông minh, giúp loại bỏ sự cần thiết của các ngân hàng và tổ chức trung gian, không còn chịu sự kiểm soát của chính phủ hay ngân hàng.

Sau Bitcoin, đã có hàng nghìn loại đồng tiền mã hóa khác được ra đời, chẳng hạn như: Ethereum, Litecoin, Ripple, Binance Coin và rất nhiều đồng tiền mã hóa khác.

Trong số đó đó, Ethereum chính là đồng tiền điện tử được coi là đối thủ đáng gờm nhất của Bitcoin, hiện Ethereum đang là đồng tiền kỹ thuật số đứng thứ 2 theo giá trị vốn hóa, chỉ sau Bitcoin.

Nhiều người dự đoán Ethereum sẽ vượt Bitcoin để trở thành đồng tiền mã hóa lớn nhất trong tương lai.

Vậy Ethereum được tạo ra với mục đích gì? Ethereum khác gì so với Bitcoin? Chúng ta hay cùng tìm hiểu ngay bây giờ nhé!

Sự khác nhau giữa Ethereum với Bitcoin

1. Về mục đích

Trong khi mạng lưới Bitcoin được sử dụng chủ yếu cho các giao dịch tài chính và hoạt động thanh toán, thì mạng lưới Ethereum cho phép mọi người xây dựng các ứng dụng phi tập trung (dApp) và các hợp đồng thông minh chạy trên Blockchain.

Ứng dụng phi tập trung là gì?

Hiện nay, hầu hết các ứng dụng và các trang web đều theo mô hình tập trung, tức là chúng được cài đặt và vận hành từ một máy chủ trung tâm.

Ví dụ, khi bạn đăng ảnh trên Facebook thì bức ảnh đó sẽ được lưu trữ trên máy chủ của Facebook. Facebook kiểm soát toàn bộ các máy chủ và dữ liệu trong đó. Nếu Facebook đóng máy chủ thì các dữ liệu sẽ bị mất.

Đối với ứng dụng phi tập trung sẽ sử dụng công suất tính toán, không gian lưu trữ và tài nguyên của toàn bộ mạng lưới máy tính, không vận hành trên các máy chủ tập trung, không chịu sự kiểm soát của bất kỳ thực thể nào.

Không ai có thể đóng ứng dụng, vì dù có loại bỏ các máy tính ra khỏi mạng lưới thì ứng dụng và thông tin vẫn sẽ được vận hành trên khắp các máy tính còn lại của mạng lưới.

Khi bức ảnh của bạn được tải lên, chúng sẽ được phân phối khắp mạng lưới, nếu nhiều máy tính ngừng hoạt động thì máy tính khác vẫn không bị ảnh hưởng, hình ảnh của bạn không thể bị xóa.

Hợp đồng thông minh là gì?

Hợp đồng thông minh là những hợp đồng cho phép thực thi các thỏa thuận đã được quy định từ trước mà không cần sự có mặt của bên thứ ba như luật sư hay toàn án.

Chúng được chạy trên Blockchain, mã máy tính tự động xác minh hợp đồng, thực thi và thúc ép thực hiện các điều khoản hợp đồng.

Hợp đồng thông minh không phải là các giao dịch tài chính đơn thuần, vì hầu như mọi giá trị đều có thể được trao đổi thông qua việc sử dụng hợp đồng thông minh.

Lợi ích của hợp đồng thông minh

Một rủi ro lớn nhất đối với các giao dịch Bitcoin là nếu bạn gửi bitcoin đến một địa chỉ nào đó, thì người nhận tự động có toàn quyền sử hữu bitcoin kia, không có cách nào đảo chiều giao dịch, yêu cầu hoàn tiền hay liên hệ bên trung gian nào nếu xảy ra tranh chấp hoặc có vấn đề phát sinh với giao dịch.

Bitcoin có tính ẩn danh, nên nếu bạn chuyển bitcoin đến nhầm địa chỉ ví của một ai đó thì sẽ không có cách nào để biết được đó là địa chỉ ví của ai, không thể liên hệ để xin lại, do đó coi như bitcoin của bạn bị mất và không có cách nào lấy lại.

Hợp đồng thông minh có thể giảm thiểu nhiều rủi ro liên quan đến giao dịch, vì chúng hoạt động tương tự như một tổ chức trung gian nhằm đảm bảo các thỏa thuận trong giao dịch được đáp ứng và thực thi.

Bitcoin là một sổ cái phân tán phi tập trung chủ yếu sử dụng cho các giao dịch tài chính, nhưng Ethereum là một nền tảng điện toán phi tập trung, chủ yếu được sử dụng để vận hành các ứng dụng và các hợp đồng thông minh.

Bên trong mạng lưới Ethereum có một đồng tiền mã hóa có tên “Ether”, ký hiệu là “ETH”, cũng được sử dụng cho giao dịch tài chính. Mặc dù ngày nay ETH ngày càng phổ biến và tăng giá trị nhanh hơn so với bitcoin. Nhưng ETH thiết kế để phục vụ một mục đích hoàn toàn khác, không hề được thiết kế để thay thế Bitcoin, không phải là đối thủ cạnh tranh với Bitcoin.

Bitcoin được thiết kế để dùng thanh toán và trao đổi giá trị, trong khi Ether được thiết kế sử dụng như một khoản chi trả cho công suất tính toán khi chạy các ứng dụng phi tập trung và hợp đồng thông minh.

Sự khác nhau giữa Ethereum với Bitcoin - Ảnh 2
Sự khác nhau giữa Ethereum với Bitcoin – Ảnh 2

2. Về mặt kỹ thuật

Mặc dù cả hai mạng Bitcoin và Ethereum đều được cung cấp bởi nguyên tắc của sổ cái phân tán và mật mã, nhưng hai mạng này khác nhau về mặt kỹ thuật theo nhiều cách. Các giao dịch trên mạng Ethereum có thể chứa mã thực thi, trong khi dữ liệu gắn liền với các giao dịch mạng Bitcoin thường chỉ để ghi chú.

Một điểm khác biệt khác là thời gian khối (một giao dịch Ether được xác nhận trong vài giây so với vàiphút đối với Bitcoin) và các thuật toán mà chúng chạy (Ethereum sử dụng ethash trong khi Bitcoin sử dụng SHA-256).

Tóm lại

Bitcoin chỉ là một đồng tiền điện tử, còn Ethereum không chỉ là một đồng tiền điện tử mà là một nền tảng mà nhiều loại ứng dụng liên quan đến blockchain có thể được xây dựng, trong đó cũng có đồng tiền điện tử Ether.

Có thể ví Bitcoin là một ứng dụng riêng lẻ thì Ethereum là một hệ điều hành, có thể xây dựng rất nhiều ứng dụng bên trong đó.

Về mặt lý thuyết Ethereum không thực sự cạnh tranh với Bitcoin. Tuy nhiên, sự phổ biến của Ether đã đẩy nó vào cuộc cạnh tranh với tất cả các loại tiền điện tử, đặc biệt là từ quan điểm của các nhà giao dịch.

Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về Ethereum qua bài viết: Ethereum là gì? Tổng quan về Ethereum đồng tiền điện tử lớn thứ 2 chỉ sau Bitcoin.

0 0 phiếu bầu
Xếp hạng bài viết
guest
0 Nhận xét
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận